Một trong những công cụ mạnh mẽ mà các nhà tiếp thị thường áp dụng là chiến lược “bẫy” tâm lý với hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out), hay nỗi sợ bỏ lỡ. Hiệu ứng này được tạo ra khi khách hàng cảm thấy mình có thể bỏ lỡ một cơ hội giá trị, và nó đã chứng minh là một phương pháp hiệu quả để kích thích quyết định mua hàng nhanh chóng. Vậy làm thế nào để khai thác hiệu ứng FOMO một cách thông minh và sáng tạo để nâng cao hiệu quả bán hàng? Hãy cùng Tuki Group tìm hiểu nhé!
Tại sao hiệu ứng FOMO Marketing lại hiệu quả?
Hiệu ứng FOMO Marketing là gì?Hiệu ứng FOMO Marketing là phương pháp khai thác hội chứng sợ bỏ lỡ để tăng hiệu quả tiếp thị. Các nhà tiếp thị thường xây dựng thông điệp và chương trình truyền thông nhằm tạo cảm giác khan hiếm, cấp bách hoặc độc quyền về sản phẩm, khuyến khích khách hàng ra quyết định mua sắm ngay lập tức.

Hiệu ứng FOMO
Tâm lý đứng sau hiệu ứng FOMO Marketing liên quan đến nỗi sợ rủi ro của con người. Khách hàng thường do dự khi mua hàng vì lo lắng rằng giá trị sản phẩm không tương xứng với số tiền bỏ ra. Tuy nhiên, việc tránh rủi ro có thể đồng nghĩa với việc bỏ lỡ một cơ hội trải nghiệm đáng giá.
Ví dụ: Giả sử bạn đang cân nhắc mua một đôi giày thể thao mới nhưng vẫn phân vân về giá cả. Bỗng nhiên, bạn nhận được thông báo ứng dụng ưu đãi “Giảm 30% trong 24 giờ duy nhất” dành riêng cho sản phẩm này. Cảm giác cấp bách có thể thôi thúc bạn quyết định nhanh chóng để không bỏ lỡ mức giá ưu đãi. Đây chính là một ví dụ về hiệu ứng FOMO Marketing.
Sự bùng nổ của mạng xã hội đã thúc đẩy mạnh mẽ sự lan tỏa của hiệu ứng FOMO. Các thương hiệu có thể dễ dàng thu thập thông tin về hành vi mua sắm từ danh sách khách hàng trước đây, đồng thời, những hình ảnh về sản phẩm và trải nghiệm tiêu dùng của khách hàng cũng được chia sẻ rộng rãi trên các trang cá nhân, tạo nên hiệu ứng lan truyền nhanh chóng.
Với các nhà tiếp thị, tâm lý hiệu ứng FOMO mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn. Hơn một nửa người dùng mạng xã hội luôn lo ngại rằng mình sẽ bỏ lỡ một điều gì đó, khiến FOMO Marketing trở thành công cụ đắc lực giúp thương hiệu và nhà bán lẻ gia tăng doanh số.
Không chỉ trên mạng xã hội, hiệu ứng FOMO còn liên kết chặt chẽ với “social proof” (sự chứng minh xã hội) – hiện tượng mà con người thường có xu hướng học hỏi và bắt chước người khác. Do đó, chúng ta dễ bị cuốn hút vào những sản phẩm đang hot và nhận được nhiều đánh giá tích cực.
Bí kíp sử dụng FOMO Marketing nâng cao hiệu quả bán hàng
Hiệu ứng FOMO đánh mạnh vào giới hạn số lượng hoặc số lượng có sẵn
Khách hàng thường có xu hướng đánh giá cao một sản phẩm khi biết rằng số lượng của nó có hạn. Việc giới hạn số lượng sản phẩm giúp làm tăng giá trị sản phẩm và khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm này thật đặc biệt.

Hiệu ứng FOMO
Ví dụ: Các sàn thương mại điện tử như Shopee thường hiển thị “Chỉ còn 3 sản phẩm” ngay dưới phần mô tả, hoặc một số thương hiệu có thể chạy quảng cáo với thông điệp “Chỉ sản xuất giới hạn 100 chiếc”. Áp dụng hiệu ứng FOMO khi đó, khách hàng cảm thấy đây là cơ hội hiếm hoi và sẽ có xu hướng mua ngay.
Ưu đãi cho khách hàng sử lần đầu sử dụng dịch vụ
Tặng quà miễn phí là một chiến thuật rất phổ biến trong ngành sự kiện và giải trí. Bằng cách giới hạn số lượng quà cho 100 người đầu tiên tham dự, các nhà tổ chức khuyến khích người tham gia đến sớm hơn.
Tương tự, shop có thể áp dụng ưu đãi giảm giá với số lượng giới hạn hiệu ứng FOMO, nhằm thúc đẩy khách hàng tiềm năng quyết định nhanh chóng. Các ưu đãi này thường chỉ dành cho một số lượng khách hàng nhất định, và thông tin về việc ưu đãi đã bán hết cũng được hiển thị rõ ràng để tăng tính cấp bách.
Tạo các chương trình ưu đãi/ mã giảm giá với thời gian hạn chế qua hiệu ứng FOMO
Tạo các chương trình ưu đãi hoặc mã giảm giá với thời gian giới hạn là một chiến lược hiệu quả để kích thích mua sắm. Các marketer nên thiết lập khoảng thời gian cụ thể cho các chương trình khuyến mãi, giúp thúc đẩy khách hàng quyết định mua sắm trong thời gian mà doanh nghiệp đề ra.

Hiệu ứng FOMO
Quan trọng là khi thời gian khuyến mãi kết thúc, doanh nghiệp cần tuân thủ thời hạn đã đặt ra. Việc gia hạn hoặc tiếp tục bán sản phẩm sau khi chương trình đã hết có thể làm giảm đi hiệu quả của các ưu đãi trong tương lai và ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng.
Ví dụ phổ biến hiệu ứng FOMO là các chương trình flash sale trên Shopee, nơi khuyến mãi chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giá sản phẩm quay lại mức ban đầu, tạo động lực mạnh mẽ cho người tiêu dùng mua sắm ngay lập tức.
Ra mắt sản phẩm phiên bản giới hạn theo mùa, dịp lễ Tết
Trong một số ngành, bán hàng định kỳ không chỉ giúp giảm bớt hàng tồn kho dư thừa mà còn giảm chi phí lưu kho và tăng doanh thu. Tuy nhiên, phản ứng của người tiêu dùng đối với các chương trình giảm giá thường xuyên đã khiến nhiều doanh nghiệp chuyển sang thực hiện các chương trình khuyến mãi theo mùa.

Hiệu ứng FOMO
Có nhiều cách để thiết kế các ưu đãi giới hạn thời gian của hiệu ứng FOMO. Bạn có thể tạo ra một gói khuyến mãi đặc biệt, áp dụng mức giá giảm, hoặc tặng kèm một sản phẩm đặc biệt cho những khách hàng mua sắm trong thời gian khuyến mãi. Điều quan trọng là tạo ra một giá trị mà khách hàng không muốn bỏ lỡ.
Hiển thị các sản phẩm đã bán hết/ cháy hàng
Khi trưng bày các sản phẩm đã bán hết kèm ưu đãi giới hạn, Booking.com và các trang web tương tự đã tận dụng hiệu ứng FOMO để nhấn mạnh tính khan hiếm và tác động lớn đến hành vi người tiêu dùng. Ví dụ, Halfords đã áp dụng chiến thuật này bằng cách hiển thị các mặt hàng đã bán hết cùng với số lượng khách truy cập trực tiếp. Dù trưng bày các sản phẩm cũ có thể dường như chiếm không gian, hiệu ứng FOMO lại thúc đẩy mạnh mẽ hành vi mua sắm của khách hàng, làm tăng khả năng họ sẽ đưa ra quyết định nhanh hơn.
Kết luận
Hiệu ứng FOMO Marketing là một công cụ mạnh mẽ giúp tăng doanh số và thu hút sự chú ý của khách hàng. Khi được sử dụng đúng cách, nó không chỉ tạo ra cảm giác cấp bách mà còn gia tăng giá trị của sản phẩm và thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều quan trọng là không lạm dụng chiến lược này, mà phải khéo léo tạo ra sự hấp dẫn và tin cậy.
Ngoài ra, các nhà bán hàng có thể tham khảo sử dụng dịch vụ Đào tạo, Setup Shop của TUKI GROUP giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả vận hành và tối ưu nguồn nhân lực với những tính năng như:
- Giúp học viên thành thạo các kỹ năng và công cụ hỗ trợ bán hàng trên sàn TMĐT.
- Tối ưu chi phí quảng cáo dựa trên thuật toán hiển thị của sàn TMĐT.
- Tư duy phát triển sản phẩm trên sàn cực kì chi tiết dành cho người mới bắt đầu.
- Đóng gói quy trình vận hành đơn hàng từ A đến Z.
- Giúp học viên tự tin trong việc vận hành sàn TMĐT.
- Cung cấp nguồn hàng toàn quốc để học viên thực hành trên lớp luôn.
Đăng ký dịch vụ xây dựng tối ưu Quảng cáo Shopee và có một gian hàng đẹp tại đây !
Hoặc liên hệ ngay: Kiên Shopee
– Email: nguyentrungkientb8888@gmail.com
– Số điện thoại : 086.83.88862
– Fanpage: https://www.facebook.com/shopee.sendo